Độ khô của sơn tường là một yếu tố cần được chú trọng. Người thợ cần biết khi nào sơn khô bề mặt để sơn lớp thứ hai, hoặc khi nào sơn đã khô hoàn toàn để có thể chạm vào, sử dụng tường,... Nếu sơn sơn chưa đủ khô mà đã tiến hành thi công tiếp sẽ làm giảm độ bám dính hoặc nếu chạm vào khi lớp sơn đang còn ướt sẽ khiến sơn dính lên áo quần, ảnh hưởng đến sự đều màu của sơn tường,... Vậy sơn nhà, sơn tường bao lâu thì khô? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình khô của sơn? Hãy cùng Sơn Việt Nhật những thắc mắc này qua bài viết sau.
Sơn nhà xong bao lâu thì khô?
Để sơn một bức tường hoàn chỉnh đòi hỏi phải sơn nhiều lớp chồng lên nhau. Bởi sơn lót có nhiệm vụ chống kiềm hóa, chống lại sự phai màu của lớp sơn phủ do các hóa chất trong xi măng gây ra. Đặc biệt là để tăng độ bám dính, tăng độ bền, giúp cho lớp sơn phủ đều màu, bền đẹp hơn. Trong khi đó, sơn phủ nội thất có nhiệm vụ tạo màu, tạo độ bóng, chống rêu mốc, chịu chùi rửa… và sơn phủ ngoại thất có công dụng chính là chống thấm, chống rêu mốc, phản xạ với tia hồng ngoại,...Tùy theo quy cách sơn mà số lớp sơn trên bề mặt tường sẽ khác nhau. Thông thường, cần thực hiện 3 lớp sơn bao gồm 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ. Quá trình khô của sơn tường trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khô chuyển tiếp:
Lúc này, bức tường nhà sẽ chưa hoàn chỉnh về màu sắc, cần đợi cho sơn khô bề mặt, sau đó tiến hành sơn các lớp kế tiếp để đảm bảo sơn bền màu và có độ bám tốt nhất.
Cụ thể, ở nhiệt độ 30 độ C, nếu là sơn nước thì cần khoảng để khô trong 2 giờ, sơn dầu thì để khô bền trong khoảng 16 - 24 giờ. Sau đó, mới tiến hành sơn tiếp các lớp kế tiếp.
Giai đoạn 2: Khô hoàn toàn:
Giai đoạn này là sau khi đã tiến hành sơn lớp sơn cuối cùng. Lúc này, mặt tường đã đều màu và có độ bóng đẹp; đồng thời, màng sơn cũng đạt được độ cứng, bám dính tốt nhất.
Tuy nhiên, quá trình khô của sơn phụ thuộc các yếu tố: bề mặt tường, nhiệt độ, độ ẩm không khí và không gian thi công. Trong trường hợp những yếu tố này ở trạng thái bình thường thì sẽ mất khoảng 7-10 ngày để lớp sơn có thể khô hoàn toàn. Với một số sản phẩm sơn cao cấp, gần như không mùi Sơn Việt Nhật, thì chỉ cần sau 4 tiếng sau khi sơn lớp cuối cùng là có thể dọn vào ở ngay. Tuy nhiên để đảm bảo độ bền, bạn nên tránh các công việc lắp đặt nội thất có tác động mạnh lên màng sơn trong vòng 7 ngày đầu tiên.
4 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khô của sơn?
1. Bề mặt tường
Tường mới xây: Có độ ẩm thấp nên rất hút sơn, sẽ khô nhanh hơn là sơn trên tường cũ.
Tường cũ: do kết cấu đã có một lớp sơn ở dưới nên độ hút sơn thấp hơn.
2. Độ ẩm không khí
Vào mùa khô, thời tiết hanh khô, lớp sơn khô rất nhanh, chỉ khoảng 45- 60 phút. Tuy nhiên, khi không khí có độ ẩm cao như khi trời mưa hay trời nồm thì cần vài tiếng để khô.
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ thúc đẩy quá trình bay hơi của sơn. Vì thế, nhiệt độ càng cao thì thời gian lớp sơn khô càng nhanh. Tuy nhiên, không nên thi công trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng, sẽ làm sơn dễ bong tróc, rạn nứt
4. Không gian thi công
Không gian thi công thoáng mát, tạo điều kiện cho gió lùa vào sẽ làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, những không gian kín, lặng gió, thiếu ánh sáng mặt trời thì thời gian sơn khô sẽ lâu hơn.
Sơn nhà xong bao lâu thì ở được?
Mùi sơn nhà mới thường gây cảm giác khó chịu. Hơn nữa, lựa chọn những loại sơn kém chất lượng còn tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh về phổi, hô hấp. Vì thế, sau khi sơn nhà nên đợi từ 7-10 ngày để mùi sơn bay hết, không nên ở ngay.
Để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình, cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi bề mặt sơn khô, Sơn Việt Nhật tự hào mang đến cho bạn những dòng sơn cao cấp gần như không mùi, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, đạt chuẩn ISO 9001:2015, và đặc biệt là thời gian khô nhanh, giúp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí lăn sơn cho bạn.
01:33:24
22/03/2024