Ai cũng muốn ngôi nhà của mình thật hoàn hảo với lớp sơn như ý, nhưng chẳng may gặp thợ không có kĩ thuật và tay nghề cao thì đó là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là các sự cố thường gặp khi sơn nhà mà Sơn Việt Nhật - Việt Nhật Blue muốn chia sẻ tới quý vị để kịp thời có phương án xử lý nếu xuất hiện ở nhà mình nhé.
1. Màng sơn xuất hiện vết nhăn
Màng sơn xuất hiện vết nhăn là hiện tượng khi ta nhìn trực tiếp vào bề mặt sơn vừa thi công sẽ phát hiện vết nhăn nheo, sần sùi, không có độ mịn hay bằng phẳng mà thường gồ ghề, màng sơn đứt gãy không tạo màng liên tục.
Nguyên nhân:
- Con lăn không phù hợp, có lông quá dài khiến quá trình thao tác khó khăn, sơn quét lên có vân lớn, sần sùi.
- Sơn nhiều lớp khiến lớp sơn dày hoặc thi công không đều tay, chỗ dày, chỗ mỏng làm sơn không thể khô cùng một lúc, dẫn đến nhăn nheo, gồ ghề.
- Sơn ngoài trời nắng gắt, lớp ngoài đã khô nhưng lớp bên trong chưa kịp làm bề mặt bị tường nhăn nhúm, kém thẩm mỹ.
- Sau khi sơn xong lại gặp phải tiết trời lạnh giá, nhiệt độ giảm đột ngột làm lớp trong khô chậm, lớp ngoài khô nhanh.
Phương án xử lý:
- Tiến hành vệ sinh bề mặt tường, cạo sạch lớp sơn cũ và xả nhám để loại bỏ bụi bẩn
- Sơn nhiều lớp mỏng thay vì chồng 1 lớp dày khiến sơn lâu khô và chỉ sơn lớp tiếp theo khi lớp trước đã khô.
- Dùng dụng cụ lăn sơn phù hợp, lông con con lăn không quá dài cũng không quá ngắn.
- Theo dõi tiết trời để thi công trong điều kiện phù hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh.
2. Màng sơn bị phồng rộp
Màng sơn phồng rộp là hiện tượng sau khi sơn khô thấy xuất hiện túi (bóng) khí trong màng sơn, những hạt hoặc rỗ, sần sùi.
Nguyên nhân:
- Do bề mặt sơn thường xuyên bị ẩm ướt
- Do thi công trên bề mặt quá ẩm hoặc nhiệt độ thấp không đảm bảo
- Thời gian thi công các lớp sơn không đảm bảo như nhà sản xuất khuyến cáo
- Không rửa sạch dụng cụ thi công lần trước, để các vảy sơn sót lại
- Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp mastic)
- Đối với sơn dung môi: Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh nên màng sơn chưa liên kết
Phương án xử lý:
- Đối với loại tường có nhiều hạt, rỗ, rộp… trước khi tiến hành sơn cần làm sạch, mịn tường như dùng giấy ráp
- Pha sơn đúng tỷ lệ, đúng quy trình quy định cho mỗi thùng sơn
- Khoảng thời gian chờ giữa các lớp sơn cần được đảm bảo
3. Màng sơn bị bong tróc
Sơn bị bong tróc cũng là một trong các lỗi thường gặp khi sơn nhà do độ ẩm và độ bám dính của sơn kém. Theo đó, hiện tượng này sẽ khiến lớp sơn mới bị bong ra và tách khỏi lớp sơn cũ (chúng không theo trật tự mà thường bong tróc xen kẽ, mất thẩm mỹ) hoặc khỏi lớp nền.
Nguyên nhân:
- Do bề mặt tường trước khi sơn không được vệ sinh kỹ, đọng nhiều bụi bẩn, dầu mỡ, hoặc bị ướt khiến lớp sơn bên dưới bám dính kém.
- Sử dụng sơn gốc dầu trên bề mặt ướt
- Thi công trong điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, bỏ qua lớp sơn lót,... làm sơn bay hơi nhanh.
Phương án xử lý:
- Tiến hành chà nhám, sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, cát đất, chất thải dư thừa. Cách làm này sẽ giúp “ăn” sơn và bám dính lâu hơn.
- Đừng bỏ quên lớp sơn lót vì chúng sẽ giúp màng sơn của bạn chắc chắn và hạn chế bong tróc.
4. Màu sơn không đồng nhất
Khi chỉ dùng một loại sơn màu nhưng sơn có màu sắc không đồng nhất cũng là một trong các lỗi thường gặp khi sơn nhà. Hiện tượng này được hiểu là khi các vùng màu sắc khác nhau phân chia thành từng mảng có ranh giới rõ rệt, màu sơn không đều, chỗ đậm chỗ nhạt hoặc màu bị loang ra lung tung.
Nguyên nhân :
- Do không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn
- Thợ thi công không đều tay
- Dụng cụ thi công khác nhau
- Dặm vá không khéo léo
- Mỗi lần thi công, sơn được pha loãng với tỷ lệ khác nhau
Phương án xử lý:
- Khi pha sơn phải chú ý quấy đều
- Tỷ lệ pha sơn phải đúng với hướng dẫn sử dụng
- Khi sơn phải lăn đều tay
5.Hiện tượng phấn hóa
Phấn hóa là hiện tượng bề mặt sơn có một lớp bột mỏng màu trắng, chỉ cần quẹt lên bề mặt là bạn đã thấy chúng bám trên tay. Nếu tình trạng kéo dài thì lớp sơn sẽ dễ bị chảy ra, làm ố những khu vực xung quanh tường, dẫn đến hiện tượng phai màu, bong tróc.
Nguyên nhân:
- Độ ẩm tường không đạt chuẩn khiến bề mặt tường bị bám nước, ảnh hưởng đến quá trình ninh kết của lớp sơn.
- Màng sơn bị “lão hóa” theo thời gian, chịu tác động trực tiếp từ môi trường khiến bề mặt sơn xuống cấp.
- Sơn được pha quá loãng, không tuân thủ tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến cáo khiến độ kết dính của sơn giảm
Phương án xử lý:
- Trong trường hợp phấn hóa không quá nghiêm trọng: Bạn có thể làm sạch lớp phấn hóa bám trên tường bằng bàn chải và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, sau đó rửa lại toàn bộ bề mặt tường
- Trong trường hợp phấn hóa nghiêm trọng: Gia chủ buộc phải cạo hết lớp sơn cũ, tiến hành xả nhám, làm sạch bụi bẩn bằng cọ và chổi sau đó thực hiện những bước kế tiếp.
6. Màng sơn bị nấm mốc
Nấm mốc là một dạng vi khuẩn phát triển trên màng sơn hoặc lớp sơn vừa thi công, chúng thường có hình dạng là những đốm xám, nâu, xanh lá cây hoặc đen sẫm. Lâu dần, nấm mốc sẽ khiến tường nhà bị mục ẩm, bong tróc, tốn kém chi phí sửa sang. Một vài vị trí thường gặp tình trạng ẩm mốc có thể kể đến như mái hiên, trần nhà, chân tường,...
Nguyên nhân:
- Độ ẩm cao, thông gió kém và thiếu ánh nắng, tạo điều kiện thuận để nấm mốc sinh sôi, nảy nở.
- Bề mặt sắp thi công có dấu hiệu xuống cấp, ẩm thấp.
- Sơn quá mỏng hoặc chỉ sơn một lớp cũng khiến độ chống ẩm mốc không cao
- Sử dụng sơn nội thất để sơn ngoại thất, ảnh hưởng đến chất lượng thi công vì sơn ngoại thất có một số chất đặc biệt, chống ẩm mốc tốt.
Phương án xử lý:
- Nếu muốn sơn tường những khu vực thường tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, phòng tắm thì cần trang bị những dòng sơn chuyên dụng.
- Xử lý tất cả những nguồn gây ẩm mà bạn nghĩ đến, ví dụ như vết nứt, nước đọng, độ ẩm cao,...
- Mua thêm hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để tiêu diệt rêu mốc
7. Màng sơn bị cháy kiềm (kiềm hóa, muối hóa)
Muối hoá là hiện tượng bề mặt tường xuất hiện những mảng lấm tấm với nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng nhạt, màu trắng. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những khu vực ẩm thấp như tường nhà vệ sinh, khe nứt, chân tường,... Theo đó, độ ẩm cao sẽ thoát hơi ra bên ngoài rồi kết tinh thành muối trên bề mặt tường, hình thành nhiều chấm nhỏ như bông tuyết, lâu dần kết thành từng mảng bột mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân:
- Thi công trong điều kiện tường còn ẩm dưới 16% hoặc tường chưa khô do chưa đủ 3-4 tuần.
- Tường vốn có độ ẩm cao, hơi ẩm từ bên trong tường tìm cách thoát ra ngoài và mang theo cả muối có trong vữa, bê tông.
- Tường có vết rạn nứt khiến nước, độ ẩm dễ bám đọng vào
- Không sử dụng sơn lót kháng kiềm hoặc tay nghệ thợ thi công chưa tốt
Phương án xử lý:
- Cạo sạch lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và để khô từ 4-6 tuần.
- Nếu hiện tượng muối hóa bắt nguồn từ các vết nứt, rò rỉ thì bạn nên trám những vị trí đó đó lại càng sớm càng tốt.
- Để quá trình thi công được trơn tru, bạn nên đảm bảo độ ẩm của tường rơi vào khoảng 18 - 22%
- Sử dụng sơn lót kháng kiềm uy tín, chất lượng để ngăn ngừa tình trạng muối hóa sau đó đừng quên lớp sơn phủ hoàn thiện.
8. Bề mặt sơn khô quá chậm
Theo nhận định của các chuyên gia nội thất, xây dựng, ở nhiệt độ lý tưởng 30 độ C thì sơn nước cần khoảng 2 giờ để khô còn sơn dầu thì lâu lơn, khoảng 16 - 24 giờ. Nhưng trong một vài trường hợp, dù bạn đã để cả ngày nhưng sơn vẫn còn hoặc đến ngày thứ 2, thứ 3 vẫn chưa khô hoàn toàn. Đây cũng là một trong các lỗi thường gặp khi sơn nhà, cùng theo dõi nguyên nhân và cách khắc phục nhé.
Nguyên nhân:
- Do thời tiết quá lạnh và ẩm
- Sử dụng dung môi không thích hợp
- Không khuấy khi pha trộn hỗn hợp
- Sơn quá nhiều lớp chồng lên nhau
Phương án xử lý:
- Trang bị thêm quạt sấy nhiệt độ từ 28 – 34°C và phải có quạt sấy
- Sử dụng dung môi thích hợp cho loại sơn đó và khuấy kỹ
- Sơn từng lớp, đợi lớp này khô mới chồng thêm lớp mới, chỉ nên sơn 2-3 lớp không sơn quá dày.
- Quan sát thời tiết và chọn ngày thi công phù hợp, tránh thực hiện vào những ngày trời âm u, mưa gió.
9. Màng sơn bị mất màu
Sau khi khô một thời gian, màu sơn có hiện tượng bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu
Nguyên nhân:
- Màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao
- Dùng sơn trong nhà để sơn ngoài trời
- Không dùng lớp sơn lót chống kiềm
Phương án xử lý:
- Thi công khi nhiệt độ phù hợp
- Dùng loại sơn phù hợp và hãy sử dụng sơn lót để đảm bảo độ bám dính của lớp sơn.
Trên đây là những sự cố thường gặp trong quá trình và sau khi sơn nhà cùng với các phương án xử lý, khắc phục hiệu quả. Chắc chắn giúp ích cho bạn và gia đình.
10:44:22
28/03/2023