Sau quá trình thi công sơn chúng ta cần tiến hành quá trình nghiệm thu công trình sơn nước, để đánh giá chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ của bề mặt tường. Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6934:2001 về Sơn tường – Sơn nhũ tương – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử quy định 11 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước
Tên chỉ tiêu
|
Mức qui định
|
Sơn tường trong
|
Sơn tường ngoài
|
1. Màu sắc
|
theo mẫu chuẩn
|
2. Độ mịn, mm, không lớn hơn
|
50
|
3. Độ phủ, g/m2, tùy thuộc vào màu sắc
|
125 ÷ 200
|
4. Độ bám dính của màng sơn trên nền vữa xi măng - cắt, theo điểm, không lớn hơn
|
2
|
5. Thời gian khô, giờ
- khô bề mặt, không lớn hơn
- khô hoàn toàn (cấp 1), không lớn hơn
|
1
5
|
6. Hàm lượng chất không bay hơi tính theo khối lượng, %, không nhỏ hơn
|
50
|
7. Độ nhớt, Pa.s (đo ở điều kiện RV4, SP4)
|
20 ÷ 30
|
12 ÷ 20
|
8. Độ bền nước, giờ, không nhỏ hơn
|
250
|
1000
|
9. Độ bền kiềm, giờ, trong dung dịch Ca(OH)2 bão hòa, pH = 14, không nhỏ hơn
|
150
|
600
|
10. Độ rửa trôi, chu kỳ, không nhỏ hơn
|
450
|
1200
|
11. Chu kỳ nóng lạnh, chu kỳ, không nhỏ hơn
|
-
|
50
|
Yêu cầu tiêu chuẩn sơn tường
Nếu các bạn chỉ là một khách hàng cần kiểm tra chất lượng sơn thì bạn rất khó để kiểm tra các thông số kỹ thuật trên. Do đó, chúng tôi cung cấp cho bạn một số yêu cầu về tiêu chuẩn sơn nước mà các bạn có thể tham khảo.
- Bề mặt sơn phải có tính thẩm mỹ: Mịn, phẳng,…
- Màu sắc đúng theo yêu cầu và chỉ dẫn
- Bề mặt sơn phải bám chắc vào tường.
- Lớp sơn không bị phồng rộp bong tróc sau khi hoàn thiện.
Đây là một số các yêu cầu mà bạn có thể kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, do chỉ đánh giá bằng mắt thường nên không thể đánh giá chính xác và khách quan hoàn toàn.
Giám sát quá trình thi công sơn nước
Để có chất lượng công trình cao, ngoài việc nghiệm thu công trình sơn nước sau thi công, chúng ta cũng nên giám sát trong cả quá trình. Tuy nhiên, bạn không phải là một thợ thi công chuyên nghiệp nên bạn chỉ có thể đánh giá quá trình thi công qua các yếu tố sau:
- Việc thi công sơn: Phải tuân theo số lớp sơn được thỏa thuận trong hợp đồng. Thông thường thì quá trình thi công sẽ có 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ để có thể bảo vệ công trình một cách hiệu quả nhất.
- Độ ẩm tường: Độ ẩm của tường trong quá trình sơn nước phải đảm bảo dưới 16 độ C. Bạn có thể kiểm tra thông qua các máy đo độ ẩm chuyên dụng. Hoặc phải để tường khô hoàn toàn từ 21 – 28 ngày sau khi tô hồ.
- Thời gian thi công giữa các lớp sơn: Phải đảm bảo lớp sơn dưới phải khô hoàn toàn thì mới thi công đè lớp trên. Để chất lượng công trình đạt mức tốt nhất, sau mỗi lớp sơn, cần phải lấy giấy nhám đánh cho bề mặt sơn nhẵn mịn, sau đó mới tiếp tục sơn lớp tiếp theo.
- Vết chổi của lớp sơn được vạch thẳng. Vết chổi sau phải đè lên một phần của lớp chổi trước sao cho kín hoàn toàn mặt trước. Đến lớp cuối cùng, phải đảm bảo cho vết chổi sơn lại quét vuông góc với lớp sơn, sau cho các lớp sơn phủ kín khắp mặt tường hoặc mặt gỗ.
- Quá trình lăn sơn cũng cần phải chú ý đều tay. Lăn từ trên xuống dưới sao cho lớp sơn hoàn thành được phẳng, mịn và đẹp nhất.
Cách nghiệm thu công trình thi công sơn nước
Quá trình nghiệm thu rất phức tạp và cần nhiều công cụ chuyên dụng nên chỉ các chuyên gia giàu kinh nghiệm mới thực hiện được. Tuy nhiên công trình khi đã hoàn thiện, kết quả nghiệm thu sơn nước được xác định như sau:
- Bề mặt lớp sơn cuối cùng phải đều màu, không có vết ố, loang lổ hoặc vết chổi sơn.
- Bề mặt sơn phẳng, nhẵn bóng và không bị nứt hoặc cộm vết sơn.
- Không để lộ màu của lớp sơn nằm dưới lớp phủ trên cùng.
- Bề mặt lớp sơn không có bọt bong bóng khí. Không có hạt bột sơn vón cục và nết rạn nứt bề mặt lớp sơn.
- Nếu mặt sơn có hoa văn thì hoa văn phải theo đúng thiết kế về hình dạng, kích thước và độ đồng đều.
Hy vọng bài viết trên đây giúp ích được cho bạn trong việc nghiệm thu công trình.
Hoặc liên hệ #Sơn_Việt_Nhật - #Việt_Nhật_Blue để được tư vấn chi tiết
CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT SƠN VIỆT NHẬT
☎️ Hotline: 0243 919 2222 - 0243 903 2222
Website: sonvietnhat.com.vn
03:31:13
24/04/2023