Việc bỏ qua bước chống thấm cho ngôi nhà có thể dẫn đến nhiều mối lo ngại cho công trình của bạn. Bởi mọi người thường chỉ quan tâm khi tường có dấu hiệu bị ẩm mốc, nhưng nếu tình trạng đó xảy ra thì công trình của bạn đang ở trạng thái “báo động đỏ” rồi. Vì vậy, hãy thực hiện chống thấm tốt cho các vị trí dưới đây để công trình của bạn luôn bền bỉ nhé:
Chống thấm là gì?
Chống thấm (tiếng anh là Wateproof) là phương pháp ngăn chặn nước ở dạng lỏng thấm hoặc thẩm thấu vào bề mặt vật liệu nhằm để bảo vệ các vật dụng trong nhà. Đặc biệt là các vật dụng dễ bị hư hỏng, ẩm, mốc khi tiếp xúc với nước hoặc khi độ ẩm bề mặt cao trong điều kiện thời tiết mưa nhiều và kéo dài liên tục trong thời gian dài.
Vì sao phải chống thấm cho nhà ở?
Chống thấm là biện pháp bảo vệ hiệu quả chống lại những thiệt hại trong tương lai. Không chống thấm đúng cách có thể dẫn đến một loạt hậu quả, bao gồm mục nát, cấu trúc yếu đi và cuối cùng là sụp đổ. Mặc dù chống thấm khá tốn chi phí, nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả khi giảm thiểu được việc sửa chữa tốn kém sau này.
Chống thấm giúp công trình bền vững trước những tác động từ môi trường và thử thách của thời gian. Chống thấm cũng có thể làm giảm các vấn đề về hô hấp cho mọi người trong nhà và làm cho môi trường bên trong nhà dễ chịu hơn đáng kể.
Chống thấm còn là một cách tốt để bảo vệ những đồ đạc quan trọng nhất của bạn. Cho dù đó là những bức ảnh không thể thay thế, những bộ sưu tập có giá trị trong tầng hầm hay những thiết bị nhà bếp đắt tiền. Nếu không chống thấm thì thiệt hại do nước gây ra có thể rất nghiêm trọng.
Các vị trí cần ưu tiên chống thấm
1. Nhà vệ sinh, bếp
Một trong những vị trí quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua chống thấm là nền nhà vệ sinh. Vì khu vực nhà vệ sinh là nơi thường xuyên dính nước, đặc biệt nước còn xả trực tiếp xuống sàn nhà.
Tuy nhiên, ở nhà vệ sinh còn nhiều thiết bị chứa nước như bồn cầu, vòi nước, van nước, chậu rửa,…nếu nhà vệ sinh không được chống thấm triệt để sẽ gặp phải những sự cố khó khắc phục, như:
– Các thiết bị ống nước được lắp đặt không đúng cách có thể khiến nước tràn từ vòi và sau đó thấm xuống sàn nhà vệ sinh.
– Ống trong hộp kỹ thuật bị hỏng.
– Rò rỉ từ các đầu kết nối, vòi hoa sen hoặc vòi âm tường. Nếu không được xử lý kịp thời, hậu quả sẽ khó khắc phục về sau.
Ngoài ra, nếu việc chống thấm không kỹ lưỡng hoặc không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng ẩm mốc, nứt tường, sụt lún,… ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và mỹ quan của công trình. Do đó, chống thấm cho nhà vệ sinh là việc vô cùng cần thiết.
2. Trần, chân tường nhà
Khu vực trần và tường nhà cũng là một trong những nơi cần chống thấm khi xây dựng. Bởi tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng dù trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà.
Tường nhà bị ẩm dễ hình thành các vết ố, loang lổ.
Chắc chắn bạn sẽ không muốn nhìn thấy tường, trần nhà bị rò rỉ, ẩm mốc hoặc nứt. Vì vậy, bạn nên quan tâm hơn đến vị trí trần, tường nhà và cũng như có những biện pháp xử lý nhà ngay từ khi xây dựng để tránh những sự cố, hậu quả phức tạp về sau.
3.Tường ngoài trời
Chống thấm ban công, seno,…là những nơi chịu tác động trực tiếp của thiên nhiên. Nếu không có biện pháp xử lý ban đầu, các hạng mục khác sẽ bị ảnh hưởng chéo vì những vị này trí liên quan đến nhiều nơi khác trong nhà.
Vì vậy, không có lý do gì mà không thi công chống thấm tại vị trí này. Tuy nhiên để đạt được chất lượng tốt nhất bạn nên lựa chọn đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và các sản phẩm chất lượng tốt.
4. Ban công, sân thượng
Sân thượng là một trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất. Bởi lẽ, đây là nơi chịu mọi tác động trực tiếp từ bên ngoài do thời tiết.
Sân thượng sẽ xảy ra sự giãn nở liên tục do thay đổi nhiệt độ hoặc sự xâm nhập sâu rộng của các yếu tố bên ngoài. Đây là những nguyên nhân khiến sân thượng bị nứt nẻ, xuống cấp, ẩm ướt.
Do đó, để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên chống thấm sân thượng ngay từ khi bắt đầu xây mới. Nếu chẳng may bỏ qua bước này, bạn phải có biện pháp xử lý ngay khi nhận thấy dấu hiệu bị thấm nước.
5. Nơi có đường cấp nước trực tiếp
Ở những khu vực có đường ống dẫn nước trực tiếp (bồn rửa nhà bếp, nhà tắm,..) là một trong những vị trí cần được chống thấm ngay từ khi xây dựng. Do nước thường xuyên di chuyển nên chắc chắn sẽ gây ra độ ẩm cao cho môi trường bên trong đường ống.
Đặc biệt là nên chống thấm nhà bếp vì trong nhà bếp, việc chống thấm cho quầy, tủ và khu vực gần bếp nấu và bồn rửa có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Mặt bàn bị nứt có thể khiến nước thấm và tích tụ bên trong, đồng thời ngăn tủ dưới bồn rửa là nơi đắc địa cho nấm mốc phát triển. Chống thấm nhà bếp thường được thực hiện dưới hình thức xử lý bề mặt và trám bít các mối nối.
Những sự cố do đường ống bị rò rỉ, tạo ra một lượng nước tràn ra không hề nhỏ. Vì vậy, khi lắp đặt đường ống, bạn cần chú ý đến những vị trí này để chống thấm.
6. Khu vực hố thang máy – Tầng hầm
Khu vực trong tầng hầm hay hố thang máy cũng là những khu vực cần chống thấm, đặc biệt là ở các tòa nhà cao tầng. Vì những dự án này liên quan đến sự an toàn của toàn bộ tòa nhà và công trình. Đặc biệt là sự an toàn của người dùng khi sử dụng khu vực này.
Nước có thể luồn lách qua kẽ hở và gây ảnh hưởng cho hệ thống điện
Đây là một kẽ hở, nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng thấm nước hay mạch nước ngầm. Ngoài ra, những hạng mục này nằm ở vị trí không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dẫn đến không khí lưu thông kém, khả năng nứt vỡ cao. Vì vậy, việc chống thấm tầng hầm – hố thang máy là việc quan trọng và hết sức cần thiết.
7. Tường liền kề và tường giáp ranh
Ở những vị trí như tường liền kề, tường giáp ranh được xem là nơi nhạy cảm và dễ bị thấm dột. Do nơi này thường xuyên tiếp xúc với điều kiện bí bách, ẩm ướt nên dễ phát sinh nấm mốc, nứt nẻ.
Thêm nữa, là nơi không tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên nên không được khô thoáng, nên nước ngầm và nước mưa có thể dễ dàng thấm vào. Hậu quả để lại cũng vô cùng nghiêm trọng, gây ra tình trạng thấm dột, bong tróc, nứt nẻ rất khó coi. Chống thấm tường giáp ranh, tường nhà liền kề cũng là điều bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng.